DẤU HIỆU TRẺ BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 


Suy giảm miễn dịch ở trẻ mới nghe qua thì tưởng chừng như đơn giản. Nhưng trên thực tế đây là một hội chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.

Khái quát chung về suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch là một hệ thống các tế bào đặc biệt có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các loại vi rút vi khuẩn. Bạch cầu là một trong những tế bào quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Bạch cầu có chức năng tìm kiếm và tiêu diệt các tác nhân truyền nhiễm. Bằng cách phản ứng miễn dịch, hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể tránh được nhiều loại bệnh.

Bằng cách phản ứng miễn dịch, hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể tránh được nhiều loại bệnh.

Hệ miễn dịch nằm ở đâu trong cơ thể?

Hệ miễn dịch nằm phân bố ở khắp cơ thể để đảm bảo việc bảo vệ cơ thể được diễn ra tốt nhất. Theo đó, vị trí phân bố của hệ miễn dịch ở tại các nơi:

  • Amidan cổ họng
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Tủy xương
  • Da
  • Hạch bạch huyết
  • Lá lách
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Suy giảm miễn dịch là hệ miễn dịch hoạt động kém hoặc ít hoạt động. Nguyên nhân có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. 

Suy giảm miễn dịch nguyên phát thường do bẩm sinh, di truyền. Người mắc phải sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng, tái đi tái lại và khó điều trị. 

Suy giảm miễn dịch do nguyên nhân thứ phát dưới sự tác động của các yếu tố như hóa trị, xạ trị, biếng ăn, suy dinh dưỡng,...

Trẻ em là đối tượng dễ bị suy giảm miễn dịch vì hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt, việc trẻ ăn uống thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng,cung cấp không đủ chất cũng là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch suy giảm.

tre-em-la-doi-tuong-suy-giam-mien-dich

Trẻ em là đối tượng dễ bị suy giảm miễn dịch 

Dấu hiệu suy giảm miễn dịch ở trẻ

Khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm:

  • Viêm đường hô hấp thường xuyên, hay tái phát (viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản,..)
  • Viêm màng não, viêm da, nhiễm trùng da,...
  • Các bệnh về máu như nhiễm trùng máu, rối loạn máu, ...
  • Bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, ...
  • Trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp bé,...

Khi nào cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế?

  • Gia đình có tiền sử suy giảm miễn dịch.
  • Con còi cọc, thấp bé, biếng ăn, chậm tăng cân.
  • Mắc từ 4 đợt viêm tai trở lên trong vòng 1 năm.
  • Mắc từ 2 đợt viêm xoang nặng trở lên trong vòng 1 năm.
  • Mắc từ 2 đợt viêm phổi trở lên trong vòng 1 năm.
  • Sử dụng kháng sinh trong vòng 2 tháng trở lên nhưng không hiệu quả.
  • Tái diễn nhiều lần áp xe da hoặc nội tạng.
  • Bị nấm miệng hoặc nấm da lâu ngày không dứt.
  • Mỗi lần bị các bệnh về nhiễm trùng thì phải truyền kháng sinh.
  • Mắc từ 2 đợt nhiễm khuẩn sâu hoặc nhiễm khuẩn huyết trở lên trong vòng 1 năm.

tre-bi-viem-phoi-co-nguy-co-cao-bi-suy-giam-mien-dich

Mắc từ 2 đợt viêm phổi trở lên trong vòng 1 năm có thể là dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch có nguy hiểm không?

Suy giảm miễn dịch là hội chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến vô số những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người như:

  • Gia tăng tái phát các bệnh về nhiễm trùng và khó khăn trong điều trị.
  • Rối loạn tự miễn dịch.
  • Thiệt hại cho tim, phổi, hệ thần kinh hoặc đường tiêu hóa.
  • Tăng trưởng chậm lại.
  • Tăng nguy cơ ung thư.
  • Tăng nguy cơ tử vong khi bị nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị như thế nào?

Hiện nay, với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp để điều trị cho các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch. Trong đó, với những người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc thành bệnh, có thể sử dụng các liệu pháp tăng cường miễn dịch như liệu pháp thay thế miễn dịch (Ig) hoặc cấy ghép tế bào gốc. 

Ngoài ra lối sống, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là với trẻ em, đối tượng dễ bị tổn thương hệ miễn dịch nhất.

Một số biện pháp cụ thể giúp tăng cường miễn dịch ở trẻ như:

  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.

Việc cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là vô cùng cần thiết. Ngoài các thành phần thiết yếu như đường tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ thì cha mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại vi chất vi khoáng cho trẻ. Bởi các loại vi chất vi khoáng này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển toàn diện hệ miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa suy giảm miễn dịch.

Trên thực tế, các bậc phụ huynh chỉ đảm bảo việc cung cấp các thành phần thiết yếu mà bị lơ là với các vi chất vi khoáng. Do đây là những yếu tố dễ bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và cơ thể mất đi khả năng tự miễn dịch. Để khắc phục, cha mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung vi chất vi khoáng có nguồn gốc tự nhiên để cơ thể trẻ có thể hấp thu tốt nhất.

bo-sung-vi-chat-tang-cuong-mien-dich

Bổ sung vi chất vi khoáng là biện pháp hữu hiệu giúp bé tăng cường miễn dịch

  • Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục thể thao
  • Khuyến khích trẻ vận động, tăng cường luyện tập thể dục thể thao là phương pháp hữu hiệu nhất giúp con có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng giữ các hoạt động của con trong tầm kiểm soát, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc như các tai nạn ngoài ý muốn.

Nhận xét