Bên cạnh các nhóm chất như đường tinh bột, chất đạm, chất béo thì khoáng chất cũng là một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu với cơ thể con người. Trong đó, các loại khoáng chất tự nhiên được các chuyên gia về sức khỏe dinh dưỡng đánh giá cao hơn và khuyên dùng nhiều hơn.
Khoáng chất tự nhiên là gì?
Khoáng chất tự nhiên được phân biệt với khoáng chất tổng hợp bằng nguồn gốc hình thành. Khoáng chất tự nhiên là những chất có sẵn trong tự nhiên, được hình thành từ quá trình của tự nhiên. Còn khoáng chất tổng hợp là những chất được tạo thành thông qua các phản ứng hóa học.
Xét về công dụng thì khoáng chất tự nhiên được đánh giá cao hơn về tính hiệu quả cũng như khả năng hấp thụ. Do bắt nguồn từ tự nhiên nên khoáng chất tự nhiên có cấu trúc phù hợp với cấu trúc tế bào của cơ thể, giúp cơ thể dễ hấp thu hơn.
Có những loại khoáng chất tự nhiên nào?
Trong cơ thể con người có khoảng 60 nguyên tố khoáng, được chia thành yếu tố đa lượng và yếu tố vi lượng.
Nhóm khoáng chất chính bao gồm: Clorua, Natri, Kali, Canxi, Photpho, Magie.
Nhóm khoáng vi lượng bao gồm: kẽm, sắt, selen, crom, magan, đồng, iot.
Vai trò của các khoáng chất đối với cơ thể
Với hệ xương răng: những loại khoáng chất tự nhiên như Canxi, Magie, Photpho là thành phần cấu tạo của xương và răng. Ngoài ra, Canxi còn liên kết chặt chẽ tới chuyển hóa Photpho, là thành phần tham gia các cấu tạo cơ não.
Các hoạt động của enzim cũng cần có khoáng chất như một chất xúc tác giúp enzim hoạt động hiệu quả.
Với hệ tim mạch: khoáng chất giúp điều hòa hệ tim mạch, gia tăng tuần hoàn máu,
Vai trò của khoáng chất trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể: Sắt giúp tổng hợp hemoglobin và tham gia vào thành phần của nhiều men oxy hóa trong hô hấp tế bào, thiếu sắt gây thiếu máu; I-ốt tham gia tạo thyroxin là hormon của tuyến giáp trạng, thiếu I-ốt là nguyên nhân bệnh bướu cổ địa phương; Cu, Co là các chất tham gia vào quá trình tạo máu…
Với trẻ nhỏ: Khoáng chất là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ em.
Kẽm: Duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác. Do vậy, kích thích trẻ ăn ngon, tăng hấp thu cho trẻ. Đồng thời, kẽm giúp trẻ phát triển chiều cao, chống rối loạn sự phát triển xương của bé. Với hệ miễn dịch, kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động. Nó kích thích và biệt hóa các tế bào miễn dịch, tạo hàng rào phòng thủ vững chắc, chống lại các tác nhân, hạn chế trẻ nhiễm bệnh. Với hệ thần kinh, kẽm làm nhiệm vụ vận chuyển chất ổn định thần kinh, hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ.
Crom: là vi chất giữ vai trò ổn định đường máu thông qua việc tăng khả năng hiện diện của insulin, giúp điều hòa tỷ lệ đường huyết. Thiếu crom còn dẫn đến giảm hàm lượng cholesterol tốt (HDL), tăng nguy cơ tích tụ mỡ. Khả năng mắc các bệnh về tim mạch tăng cao, ảnh hưởng đến sự hấp thu và sức khỏe của trẻ. Những trẻ bị thiếu crom cũng dễ mất kiểm soát bản thân, dễ cáu giận, lo lắng.
Selen: Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Vì vậy, thiếu hụt Selen gây ra các ức chế chức năng miễn dịch, giảm khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, thiếu Selen dẫn đến dễ nhiễm độc các kim loại nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, Selen cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa Iod. Vì vậy, khi thiếu Selen sẽ dẫn đến tình trạng bướu cổ. Thiếu Selen còn dẫn đến trẻ chậm lớn, do không sinh ra được năng lượng cần thiết cho trẻ. Vì Selen như một loại enzyme, là một phần của quá trình tạo hormone tuyến giáp.
Bổ sung khoáng chất tự nhiên như thế nào?
Thực phẩm là nguồn cung cấp khoáng chất tự nhiên dồi dào nhất. Nhưng không một loại thực phẩm nào chứa đầy đủ tất cả các loại khoáng chất mà cơ thể cần thiết. Vì vậy cần phải có một thực đơn dinh dưỡng đa dạng với nhiều loại thực phẩm để cơ thể hấp thụ được tối đa.
Trên thực tế có một tình trạng rất phổ biến đó là nhiều bậc phụ huynh phản ảnh lại rằng đã cho con ăn uống rất đầy đủ, khoa học, nhưng con vẫn bị thiếu hụt khoáng chất. Lý do dẫn đến hiện tượng này đó là các khoáng chất thường bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. Ví dụ, kali, sắt và crom thường bị mất trong quá trình xay xát ngũ cốc. Một số loại khoáng chất lại có thể mất đi do lượng nước dùng để đun nấu như rau củ.
Cách chế biến thức ăn rất quan trọng trong việc giữ lại khoáng chất. Như luộc rau củ, dừng luộc quá kỹ hoặc đừng cho rau vào ngay từ đầu mà hãy chờ nước sôi mới cho vào. Với các món mặn, đừng nên đun quá kỹ khiến mất đi dưỡng chất cần thiết.
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung khoáng chất, nhưng lưu ý nên chọn sản phẩm bổ sung khoáng chất tự nhiên như Laminkid với công nghệ MNY - công nghệ làm giàu vi khoáng từ Canada, bổ sung kẽm được tạo thành từ quá trình nấm men lên men, giúp tăng khả năng hấp thu của cơ thể lên 3,7 lần so với kẽm thông thường.
Nhận xét
Đăng nhận xét